Một số lưu ý cho thực đơn bà bầu 03 tháng giữa

BÀI VIẾT SỐ 02: Một số lưu ý cho thực đơn bà bầu 03 tháng giữa

Bước sang ba tháng giữa thai kỳ, bé con sẽ phát triển rất nhanh. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sẽ tăng khoảng 2 – 3 lần so với bình thường. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bổ sung dinh dưỡng cho bé, giúp bé phát triển tốt nhất ngay từ trong bụng mẹ. Dưới đây là những dưỡng chất thiết yếu cho tam cá nguyệt hai.
Những dưỡng chất cần thiết
+ DHA
Là một trong ba loại Omega 3, phụ trách tăng cường các hoạt động trí não cho bé, chiếm 20% trọng lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc. Vì vậy, DHA ảnh hưởng trực tiếp đến sự thông minh và tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. Ngoài ra, DHA giúp các tế bào thần kinh có độ nhạy, giúp truyền tin nhanh và chính xác hơn. DHA có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, các loại rau lá xanh, quả óc chó, các loại quả hạch và trứng.

Cá hồi là nguồn thực phẩm cung cấp DHA rất tốt cho mẹ và thai nhi
+ Canxi
Đây là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, đồng thời là yếu tố không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi trong thai kỳ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, nặng hơn là các cơn co giật do hạ canxi quá mức. Đồng thời, thiếu canxi sẽ khiến bé yêu bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, còi xương bẩm sinh, dị hình do biến dạng các xương. Canxi có nhiều trong cua đồng, tôm đồng, sữa, vừng, rau cần, cà rốt, đậu nành…

Sữa là nguồn cung cấp canxi không thể thiếu với mẹ bầu
+ Sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu, cấu tạo enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Mẹ bầu thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, chậm phát triển. Mặt khác, dư thừa sắt có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trong, gây nôn ói tiêu chảy nên mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sắt cần bổ sung. Sắt có nhiều trong các nguồn thực phẩm như thịt bò, bí đỏ, lòng đỏ trứng gà, súp lơ, nước cam… Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung bằng cách uống các viên sắt nhưng nhớ không vượt quá liều lượng cho phép nhé.

Thịt bò là nguồn bổ sung sắt nhưng mẹ nhớ không nên ăn thịt còn tái nhen.
+ Kẽm
Kẽm là dưỡng chất cần thiết để cơ thể sản xuất, sửa chữa, hoàn thiện chức năng ADN, đặc biệt là sự phát triển tế bào trong thai kỳ. Kẽm còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác, khứu giác và khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể. Mẹ bầu thiếu kẽm có thể dẫn đến sẩy thai, nhiễm độc thai kỳ, sinh con nhẹ cân và các vấn đề khác khi chuyển dạ và sinh nở. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung từ 11 – 13mg kẽm.
Ngũ cốc nguyên cám, tôm cua, sò ốc, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt và sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm cung cấp kẽm cho mẹ bầu.

Kẽm có nhiều trong các loại đậu
+ Vitamin
Vitamin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là khi mẹ có em bé. Lúc này, nhu cầu cần bổ sung vitamin của cơ thể mẹ sẽ tăng cao hơn để mình và bé được khỏe mạnh. Trong đó, vitamin A, D, B1, B6 là những loại vitamin cần thiết và cần thiết nhất.
• Vitamin D: Giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và duy trì mức độ canxi, phốt pho, phát triển răng và xương cho bé. Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ. Ngoài ra, cung cấp đầy đủ vitamin D trong thai kỳ sẽ giúp bé tránh được các vấn đề về ngôn ngữ trong tương lai. Tuy nhiên, thừa vitamin D sẽ khiến mẹ bầu bị buồn nôn, choáng váng, đau bụng, đi ngoài, sỏi thận, cao huyết áp… Vì vậy, mẹ nên hỏi bác sĩ về lượng bổ sung vitamin D hợp lý nhé. Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, bông cải xanh, nước cam, sữa… là những thực phẩm giàu vitamin D cho mẹ.

Ăn hạnh nhân giúp mẹ bổ sung vitamin D
• Vitamin A: Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cả tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi, vitamin A còn giúp hạn chế nguy cơ bị hẹn suyễn của các bé sau khi sinh. Loại vitamin này có trong các loại hoa quả và rau có màu đỏ, vàng và xanh đậm như cà rốt, cà chua, dưa hấu, xoài, mơ, bí đỏ, cũng như trong tôm, gan cá, sữa, trứng…

Ăn bí đỏ giúp mẹ bổ sung vitamin A cho cơ thể
• Vitamin B1, B6: Các loại vitamin này giúp phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi. Thiếu Vitamin B1 có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù có thể ảnh hưởng đến tim và phổi của bé. Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như: chuối, dưa hấu, đậu xanh và thịt ức gà. Vitamin B1 được cung cấp từ các loại ngũ cốc, mầm lúa mỳ và trứng.

Chuối và ngũ cốc giúp mẹ bầu bổ sung vitamin B1 và B6.
Trên đây là những dưỡng chất cần được bổ sung trong giai đoạn tam cá nguyệt hai. Bên cạnh việc ăn các thực phẩm bổ dưỡng được liệt kê như trên, sữa là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Để bé phát triển toàn diện, mẹ nên uống các sản phẩm sữa như sữa Optimum Mama mỗi ngày. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.

Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua cá, rau xanh…
Carbohydrates
Carbohydrates là nguồn năng lượng chính của tất cả các tế bào trong cơ thể, nguồn năng lượng duy nhất cho não và các tế bào hồng cầu nên rất cần cho sự phát triển của trí não, cơ bắp của thai nhi. Nhu cầu carbohydrates trung bình hàng ngày cần chiếm khoảng 60% năng lượng khẩu phần.

Đậu, ngũ cốc, rau củ, trái cây, mỳ, gạo và khoai tây là những nguồn cung cấp carbohydrates tiêu biểu
Sắt
Sắt là dưỡng chất quan trọng ở mọi giai đoạn của thai kỳ. Thiếu sắt trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu nên bổ sung 30mg sắt mỗi ngày.

Thực phẩm tự nhiên như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho mẹ bầu
Protein
Đây là thành phần quan trọng nhất để xây dựng các tế bào của cơ thể, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường và thai nhi phát triển, đặc biệt là các tế bào thần kinh nên rất cần thiết trong giai đoạn thai nghén. Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ cần khoảng 70-80g protein mỗi ngày.

Protein thường có trong sữa, thịt, gà, trứng, cá….
Vitamin
Một thai kỳ khỏe mạnh không thể thiếu sự hỗ trợ từ các vitamin. Thế nhưng, bạn nên đặc biệt lưu ý đến liều lượng vì thừa hay thiếu vitamin đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Theo ý kiến của các chuyên gia, liều lượng vitamin cần thiết cho mẹ bầu là:
• Vitamin D: 800IU/ ngày*
• Vitamin A: 800mcg /ngày (Không được quá 3000mcg/ ngày)
• Vitamin E: 15 – 10 mg/ ngày
• Vitamin C: 70 – 90 mg/ ngày
I-ốt
I-ốt là khoáng chất vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Thiếu i-ốt rất dễ dẫn đến hiện tượng sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Vì vậy, mẹ bầu nên đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ 200mcg i-ốt mỗi ngày.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và món ăn
Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *