– Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu và thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng cuối

– Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu và thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng cuối
• Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai chỉ nên tăng khoảng 1-2 ký nên không cần nạp quá nhiều calo, chú ý lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tránh ăn các chất béo.
• Nếu bị ốm nghén, buồn nôn dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, bạn vẫn nên đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé yêu trong bụng bằng cách ăn ít và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể.
• Nếu bổ sung canxi và sắt bằng viên uống, lưu ý thời điểm uống canxi phải cách xa lúc uống sắt. Thời điểm bà bầu uống canxi phải được cách xa lúc uống sắt. Nên bổ sung canxi vào buổi sáng là tốt nhất, tránh uống canxi vào buổi tối vì dễ hình thành sỏi thận.
Hy vọng với sự tổng hợp các dưỡng chất cần thiết trên đây sẽ giúp các mẹ lên chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, luôn nhớ lịch khám thai với bác sĩ để được tư vấn và bổ sung thông tin, để mẹ và bé yêu cùng khỏe

– -Thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng cuối
Ba tháng cuối thai kỳ là thời gian bé yêu tập trung phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Bé sẽ lớn rất nhanh và đòi hỏi được cung cấp một mức năng lượng phù hợp. Vì vậy, thực đơn của mẹ trong giai đoạn này phải đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất và an toàn để mẹ không tăng cân quá nhiều. Dưới đây là bốn thực đơn tiêu biểu cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt hai.

Mẹ nên ăn xây dựng chế độ ăn đa dạng và phong phú các loại thực phẩm để cung cấp đủ chất cho bé nhé
Thực đơn 1
• Bữa sáng: Phở, nước cam
• Bữa phụ 1: Sữa
• Bữa trưa: Cơm – Canh cua nấu bí xanh – Thịt lợn kho lạc (đậu phộng) – Chè đậu đỏ nước cốt dừa
• Bữa phụ 2: Yaourt
• Bữa chiều: Cơm – Đậu rồng xào tỏi – Canh mồng tơi nấu tôm khô – Đậu phụ dồn thịt sốt cà – Dưa hấu
• Bữa tối: Sapoche – Sữa
Thực đơn 2
• Bữa sáng: Miến gà – Sữa đậu nành
• Bữa phụ 1: Yaourt – Nho khô
• Bữa trưa: Cơm – Bông cải, nấm, cà rốt xảo – Canh cải bó xôi nấu giò – Đậu phụ non sốt thịt bò bằm – Dưa lê
• Bữa phụ 2: Nui nấu thịt – Táo
• Bữa chiều: Cơm – Ngó sen xào tôm – Canh rong biển sườn son – Mực rán nước mắm – Quýt đường
• Bữa tối: Sữa
Thực đơn 3
• Bữa sáng: Hoành thánh
• Bữa phụ 1: Chuối – Đậu hũ đường
• Bữa trưa: Cơm – Bông bí xào dầu hào – Canh khoai mỡ tôm băm – Cá thu kho trà xanh – Măng cụt
• Bữa phụ 2: Bánh mì nướng kèm phô mai
• Bữa chiều: Su hào xào nấm đông cô – Canh chua bông so đũa cá basa – Chả lụa kho tiêu – Thanh long
• Bữa tối: Sữa
Thực đơn 4
• Bữa sáng: Phở bò viên – Nước chanh dây
• Bữa phụ 1: Bột ngũ cốc
• Bữa trưa: Cơm – Cải chua xào – Canh sườn non củ cải muối – Ếch kho cà ri – Dừa xiêm
• Bữa phụ 2: Trái cây dằm
• Bữa chiều: Cơm – Cần nước xào bao tử lợn – Cánh cá diêu hồng nấu ngót – Thịt ba chỉ rán sả ớt – Chè nhãn nhục hạt sen
• Bữa tối: Sữa
Những điều cần lưu ý
• Thực đơn hằng ngày của mẹ cần có đủ và cân bằng các dưỡng chất cần thiết như acid folic, sắt, DHA, canxi và các vitamin.
• Mẹ nên chọn các loại sữa được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như Dielac Mama được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu gồm DHA – là acid béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp, chất xơ hòa tan – phát triển hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu Canxi. Đồng thời oligofructoso còn giúp ngăn ngừa chứng táo bón trong trong thời kỳ mang thai.

Canxi rất quan trọng cho bé trong giai đoạn này nên mẹ nhớ uống sữa mỗi ngày nhen!
• Mẹ nên chia các bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ ngày và hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị , chiên xào sẽ giúp mẹ giảm tình trạng ợ nóng.
• Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
• Sau khi ăn không nên uống trà, cà phê, tập thể dục, đi ngủ hoặc làm các việc cần sử dụng trí não nhiều.
• Tránh ăn ngọt, tinh bột quá nhiều vì dễ gây tiểu đường thai kỳ.
• Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn chứa phụ gia và chất bảo quản mẹ nhé.
• Giảm bớt lượng muối để hạn chế tình trạng sưng phù, tích nước vốn rất dễ xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ.
Chúc mẹ xây dựng được thực đơn hằng ngày phong phú, đa dạng các chất dinh dưỡng để bé yêu phát triển toàn diện ngay trong những tháng cuối của thai kỳ nhé. Nhớ dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, luyện tập đều đặn và trò chuyện cùng bé mỗi ngày mẹ nhé.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang ngồi, món ăn và trong nhà
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, trái cây và món ăn

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *